CUNG CẤP NƯỚC UỐNG ĐÓNG BÌNH

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC RO DÂN DỤNG VÀ GIA ĐÌNH

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC RO PHỤC VỤ Y TẾ THIẾT BỊ

MỘT SỐ CHỈ TIÊU NƯỚC ĂN UỐNG CẦN QUAN TÂM
MỘT SỐ CHỈ TIÊU NƯỚC ĂN UỐNG CẦN QUAN TÂM
07/01/2019 - 05:01:40 PM | 3290

Hiên nay có đến 109 chỉ tiêu để kiểm nghiệm nước ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT. Theo đó chất lượng nước ăn uống được đánh giá thông qua 6 nhóm thành phần: chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ, các chất hữu cơ, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ, mức nhiễm xạ và vi sinh vật. Dưới đây là một vài chỉ tiêu chúng ta cần quan tâm

1. Mùi vị

Mùi do các hợp chất dễ bay hơi có trong nước tạo nên

Vị: nước tinh khiết không có vị

Có 3 nhóm chất gây mùi vị:

  • Nguồn gốc vô cơ: NaCl (nồng độ từ 250-300 mg/L sẽ có vị mặn), MgSO4 (nồng độ >500 mg/L sẽ có vị mặn), mùi tanh của Sắt, Đồng, mùi Clo, mùi trứng thối H2
  • Nguồn gốc hữu cơ: dầu mỡ, phenol
  • Nguồn gốc sinh hóa: hoạt động của vi khuẩn, rong tảo

Đặc biệt là mùi Clo dư khó chịu, tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến cảm quan, gây khó chịu cho người sử dụng. Theo QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống thì hàm lượng Clo dư phải dưới 0.5 mg/L. Nếu vượt quá tiêu chuẩn trên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người như da khô sạm, làm tóc khô, chẻ ngọn. Nếu sử dụng nước có hàm lượng Clo dư cao và trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ gây ung thư bàng quan, sẩy thai hoặc sinh con dị tật

2. pH

pH trong nước do nồng độ các ion H+ trong nước quy định. Nước ăn uống thường có pH trong khoảng trung tính từ 6.5-8.5

3. Độ cứng

Độ cứng của nước do các muối của Canxi và Magie hòa tan trong nước tạo nên

Tác hại của nước cứng trong sinh hoạt là làm đóng cặn các thiết bị đun (ấm đun, nồi, ống dẫn nước..), làm xà phòng tạo ít bọt, giảm tuổi thọ của các thiết bị như máy nóng lạnh, máy giặt,...

Theo tiêu chuẩn nước ăn uống thì độ cứng (tính theo hàm lượng CaCO3) phải nhỏ hơn 300 mg/L. Tuy nhiên chỉ cần độ cứng trong nước > 50 mg/L thì các thiết bị khi đun đã xuất hiện cặn trắng. Nước cứng là nguyên nhân gây ra các bệnh sỏi thận và gây tắc động mạch do đóng vôi cặn ở thành trong của động mạch

4. Asen (As)

Asen là chất rất độc, tuy nhiên Asen trong nước thường rất khó nhận biết. Nhiễm độc Asen dù với liều lượng nhỏ nhưng trong thời gian dài sẽ gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nhức đầu, mệt mỏi, giảm tri nhớ, đau mắt, đau tai, lỡ loét, ung thư, tiểu đường,...

Hai bệnh phổ biến do Asen gây ra là ung thư da và phổi. Nhiều nơi người dân sử dụng nguồn nước nhiểm Asen sinh ra hội chứng xạm da, sừng hóa, thay đổi sắc tố da và hoại tử. Đặc biệt nó ảnh hưởng đến phụ nữa mang thai, làm động thai và gây ra bệnh phổi ác tính,... 

Theo QCVN 01:2009/BYT hàm lượng Asen tổng số cho phép trong nước ăn uống là <0.01 mg/L

5. Chì (Pb)

Chì là một kim loại mềm và độc hại. Bằng cảm quan thông thường chúng ta rất khó để nhận biết được chì có trong nước hay không. Ngay cả đun sôi nước cũng không loại bỏ được chì.

Chì có trong nước có thể phơi nhiễm qua việc tiếp xúc với da, nhưng chủ yếu vần là đường tiêu hóa do uống nước bị nhiễm chì. Trẻ em thường hấp thụ 40-50% lượng chì hòa tan trong nước vào cơ thể. Trong khi đó người lớn chỉ hấp thụ 3-10%. Đây chính là lý do vì sao trẻ em là đối tượng gặp nguy hiểm chính khi tiếp xúc với chì

Khi đi vào cơ thể, chì lưu trữ chính ở máu, mô mềm và xương. Nó sẽ tồn tại trong máu một vài tuần, một vài tháng ở mô mềm và hàng năm nếu ở xương. Đối với người lớn tuổi  94% chì hấp thụ được lắng đọng ở xương và răng. Tuy nhiên đối với trẻ em chỉ khoảng 70%. Thực tế này chỉ ra rằng trẻ em nhiễm chì có nguy cơ hại đến sức khỏe cao hơn nhiều so với người trưởng thành.

Sử dụng nước nhiễm chì trong thời gian dài có thể gây tổn thương não, teo cơ, rối loạn tiêu hóa, phá hủy hồng cầu. 

Theo QCVN 01:2009 thì hàm lượng chì trong  nước ăn uống không được phép vượt quá 0.01 mg/L

6. Amoni (NH4+)

Amoni có công thức hóa học là NH3, là chất khí không màu và có mùi khai. Trong nước Amoni tồn tại ở 2 dạng là NHvà NH4+. Đối với nước uống Amoni bao gồm Amoni tự do, monochloramine (NH2Cl), dichloramine (NHCl2) và trichloramine.

Bản thân Amoni không quá độc đối với cơ thể, nhưng nếu tồn tại trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì nó có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác. Các nghiên cứu cho thấy, 1g Amoni khi chuyển hóa hết sẽ tạo thành 2.7 g Nitrite và 3.65 g Nitrate. Trong khi hàm lượng Nitrite cho phép là 0.1 mg/L và Nitrate là <50 mg/L

Amoni là 1 trong những yếu tố gây cản trở trong công nghệ xử lý nước cấp, làm giảm tác dụng của Clo, làm giảm hiệu quả khử trùng của nước do phản ứng với Clo tạo thành monocloamine là chất sát trùng thứ cấp, hiệu quả kém Clo 100 lần

Theo QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống thì hàm lượng Amoni tối đa trong nước ăn uống 3 mg/L

7. Nitrate (NO3-), Nitrite (NO2-)

Nitrate (NO3-), Nitrite (NO2-) là những chất có tính độc hại đối với sinh vật và con người vì sản phẩm nó chuyển hóa thành có thể gây độc cho cá, tôm và gây ung thư cho người 

Thực ra Nitrate không độc nhưng khi đi vào cơ thể nitrate được chuyển hóa thành nitrite nhờ vi khuẩn đường ruột. Ion này còn nguy hiểm hơn nitrate đối với sức khỏe con người. Do vậy khi ăn uống nước có chứa Nitrite thì cơ thể sẽ hấp thụ nitrite. Nitrite có tác dụng oxy hóa Hemoglobin (huyết sắc tố), chứa trong hồng cầu, biến Hemoglobin (Hb) thành methemoglobine (MetHb) không có khả năng vận chuyển thán khí và Oxy giống như Hemoglobin

Theo QCVN 01:2009/BYT, quy chuẩn kĩ thuật về chất lượng nước ăn uống thì hàm lượng hàm lượng Nitrate tối đa cho phép là 50 mg/L, của Nitrite3 mg/L

8. Coliform, E.Coli

Theo QCVN 01:2009/BYT, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống quy định: hàm lượng E.Coli và Coliform tổng số là 0 vi khuẩn/100 mL

Đa số người bị nhiễm E.Coli trong thời gian đầu không có dấu hiệu mắc bệnh. Thời gian ủ bệnh của loại vi khuẩn này là 3-4 ngày. Sau đó một loạt các triệu chứng đường ruột xuất hiện. Các triệu chứng có thể là tiêu chảy nhẹ, sốt nhẹ hoặc tiêu chảy ngắt quãng không kèm theo sốt

Ngoài những chỉ tiêu trên còn có các chỉ tiêu khác như: màu sắc, độ đục, độ kiềm, độ dẫn điện, một số chất như Sắt, Đồng, Kẽm, Cadimi, Mangan,...

Gọi điện SMS Chỉ đường