1. Nước bị nhiễm phèn
Phèn là tên gọi chung của các chất có công thức: MINIII(SO4)2.12H2O, trong đó MI là các kim loại có hóa trị I như Na+, K+, Ca2+, NH4+,…; NIII là các ion kim loại hóa trị III như Al3+, Fe3+, Mn3+, Cr3+,…
Nguyên nhân làm cho nước ngầm bị nhiễm phèn là do hàm lượng Sắt trong nước ngầm quá cao và phân bố không đều trong các lớp trầm tích dưới đất sâu. Trong nước ngầm Sắt thường tồn tại ở dạng Fe có hóa trị II, ở dạng các muối ion hòa tan. Sắt (II) bicacbonat không bền, nó dễ dàng thủy phân thành Sắt (II) theo phương trình:
Fe(HCO3)2 + H2O → Fe(OH)2 + H2O + CO2
Nếu trong nước có oxy hòa tan, Sắt (II) sẽ bị oxy hóa thành Sắt (III) theo phương trình:
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Dấu hiệu nhận biết nước nhiễm phèn
Nước bị nhiễm phèn khí nếm có vị chua chua, khi giặt quần áo thì bị ố vàng, những thiết bị sử dụng lâu ngày thường bị hoen ố, đặc biệt nước nhiễm phèn nặng còn gây mùi tanh khó chịu. Các tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng nước bị nhiễm phèn không an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng. Nước nhiễm phèn khi sử dụng sinh hoạt hàng ngày làm da dễ bị khô, bông tróc; nếu dùng cho nấu ăn và uống thì có thể gây bệnh đường ruột, nặng hơn là ung thư
Do đó để bảo vệ sức khỏe của của người dùng, WATERMAXX sẽ hướng dẫn bạn cách để nhận biết nước bị nhiễm phèn ngay tại nhà:
- Cách 1: Thử nước phèn bằng nhựa chuối: lấy ít nhựa chuối nhỏ từng giọt vào nước, nếu nước chuyển sang màu đậm thì chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm phèn
- Cách 2: sử dụng nước chè (trà): bạn trộn hỗn hợp nước giếng và nước chè với nhau, nếu hỗn hợp chuyển sang màu tím chứng tỏ nguồn nước của bạn đã bị nhiễm phèn nặng, lúc này nguồn nước ngửi có mùi tanh do có chứa nhiều Sắt
Hai cách trên rất đơn giản, dễ thực hiện, không tốn chi phí. Dựa trên kết quả kiểm tra đó người dùng sẽ đưa ra cách xử lý phù hợp trước khi sử dụng.
2. Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn
Bản chất của việc xử lý nước nhiễm phèn là tiến hành khử Sắt do trong nước ngầm có nhiều kim loại Sắt gây mùi tanh khó chịu
a. Làm thoáng khử sắt
Thực chất của phương pháp khử sắt bằng làm thoáng là làm giàu oxy cho nước, tạo điều kiện để Fe2+ oxy hóa thành Fe3+ thực hiện quá trình thủy phân để tạo thành hợp chất ít tan Fe(OH)3 rồi dùng bể lọc để giữ lại.
b. Khử sắt bằng phương pháp hóa chất
- Khử sắt bằng các chất oxy hóa mạnh: các chất oxy hóa mạnh thường dùng để khử sắt là Cl2, KMnO4, O3,…Phản ứng diễn ra như sau:
2Fe2+ + Cl2 + 6H2O → 2Fe(OH)3 + Cl- + 6H+
3Fe2+ + KMnO4 + 7H2O → 3Fe(OH)3 ↓ + MnO2 + K+ + 5H+
- Khử sắt bằng vôi:
+ Có oxy hòa tan: 4Fe(HCO3)2 + O2 + 2H2O + 4Ca(OH)2 → 4Fe(OH)3 ↓ + 4Ca(HCO3)2
+ Không có oxy hòa tan: Fe(HCO3)2 + Ca(OH)2 → Fe CO3 + CaCO3 + 2H2O
Sắt được khử đi dưới dạng FeCO3 chứ không phải hydroxyt Sắt
c. Lọc nước nhiễm phèn
Sơ đồ hệ thống lọc thô trên bồn chứa
- Có thể bố trí 2-3 lớp vật liệu tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước lọc
- Trên cùng là lớp cát sạch, rồi đến lớp than hoạt tính, lớp cát lớn, lớp sỏi nhỏ, lớp sỏi lớn
- Nhược điểm của bể này là sao một thời gian chất lượng nước lọc trở lại như cũ do các cặn bẩn làm tắt các vật liệu lọc làm cho tốc độ cũng như hiệu quả lọc kém, khó sục rửa, vệ sinh vật liệu và tốn nhiều thời gian
d. Xử lý bằng công nghệ lọc RO: cho chất lượng nước tốt tuy nhiên giá thành cao, thường xuyên phải thay thế lõi lọc
e. Các phương pháp khử sắt khác như: Trao đổi cation, điện phân, sử dụng vi sinh vật
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI (028) 62 62 62 62
ĐỂ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP THẮC MẮC
- Giới thiệu tổng quan về nước uống đóng bình & đóng chai của WATER MAXX(13/11/2023)
- Giới thiệu tổng quan sản phẩm của Water Maxx(10/11/2023)
- Nước khoáng công nghệ - Nước vì sức khỏe(06/11/2023)
- Quy trình lọc xử lý nước - Water Maxx(19/06/2019)
- MỘT SỐ CHỈ TIÊU NƯỚC ĂN UỐNG CẦN QUAN TÂM(07/01/2019)
- PHÂN BIỆT NƯỚC KHOÁNG VÀ NƯỚC TINH KHIẾT(02/01/2019)
- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NƯỚC KIỀM VÀ CÁC LOẠI NƯỚC ĐÓNG CHAI(22/12/2018)
- 10 LỢI ÍCH CỦA NƯỚC KHOÁNG BẠN NÊN BIẾT(21/12/2018)
- NHỮNG KHOÁNG CHẤT ĐƯỢC TÌM THẤY TRONG NƯỚC MÁY(21/12/2018)
- TÁC HẠI CỦA NƯỚC CỨNG(15/12/2018)
- 16 LÝ DO TẠI SAO NƯỚC LẠI QUAN TRỌNG(15/12/2018)
- Những tác hại HỦY DIỆT của nước ngọt(29/06/2018)
- Những dấu hiệu cho thấy bạn chưa uống đủ nước(29/06/2018)
- Ứng dụng nhắc uống nước miễn phí cho các hệ điều hành(29/06/2018)
- Mỗi người uống bao nhiêu nước là đủ(29/06/2018)
- Uống nước đúng thời điểm giúp ngăn ngừa bệnh tim(29/06/2018)