1. Cách hiệu quả tạo mỡ thừa
Tiêu thụ nhiều đường dưới dạng nước ngọt có gaz là cách nhanh chóng tạo mỡ thừa cho cơ thể, ngoài việc phá vỡ “đường cong”, nó còn làm tăng lượng mỡ nội tạng vây quanh gan, thận, ruột, dạ dày, tất nhiên có liên quan chặt chẽ với bệnh tiểu đường loại 2 và các bệnh viêm nhiễm khác. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, tiêu thụ nước ngọt thường xuyên gây tăng hơn 100% mỡ gan và mỡ xương. Nếu mỡ gan dư sẽ dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không cồn (non-alcoholic fatty liver disease).
Dấu hiệu rõ nhất của việc thừa mỡ nội tạng là... cái bụng. Nếu bụng có dấu hiệu phình lên, bạn cần hạn chế lượng đường càng sớm càng tốt.
Đừng tưởng uống nước ngọt dành cho người ăn kiêng (diet coke - nước ngọt không đường) là bạn sẽ “an toàn”.
Một nghiên cứu thực hiện trong 10 năm của đại học Texas cho thấy là qua thời gian 10 năm, những người tham gia uống loại nước ngọt ăn kiêng tăng 70 phần trăm vòng eo so với những người nói “không” với nước ngọt.
2. Dư thừa ca lo, vẫn thấy “đói”
Đường trong nước ngọt chứa khoảng 50% glucose, 50% đường trái cây. Khi bạn uống nước ngọt, não chúng ta không nhận biết được rằng cơ thể đang đưa vào đường trái cây chứ không phải chất xơ “thật”, khiến cho việc tiêu thụ calo trở nên mất kiểm soát.
Hậu quả là cơ thể của bạn phải chịu tác dụng phụ của lượng calo dư thừa mà vẫn thấy “đói”. Và tất nhiên, bạn sẽ bị tăng cân và tăng BMI.
3. Đẩy nhanh tốc độ lão hóa
Không ai muốn mình già đi. Nhưng chắc chắn bạn sẽ không cưỡng được thời gian, thậm chí còn bị lão hóa trước tuổi nếu thường xuyên uống nước ngọt, bao gồm cả loại dành cho người ăn kiêng – chứa axit photphoric, chất giúp tăng hương vị và kéo dài thời hạn bảo quản.
Dư thừa axit photphoric dẫn đến bệnh thận, tình trạng giảm mật độ xương, loãng xương và mất cơ do nó gây nhiễu độ hấp thu canxi trong cơ thể.
Một nghiên cứu cho thấy rằng những con chuột có nồng độ phosphate cao chết sớm hơn 5 tuần so với những con chuột có nồng độ phosphate bình thường
4. Kháng insulin
Kháng insulin dẫn đến các triệu chứng về chuyển hoá, dẫn đến huyết áp cao và mỡ thừa quanh eo, tất nhiên, liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.
Vai trò chính của insulin trong cơ thể là “hướng dẫn” glucose từ máu vào tế bào một cách chính xác. Khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường dưới dạng nước ngọt có gaz thì bạn đang tự “bắn” vào cơ thể của mình, buộc tuyến tụy phải tạo ra ngày càng nhiều insulin.
Điều này dẫn đến sự kháng insulin – điều mà bạn không hề mong muốn – bởi nó gây ra hàng loạt căn bệnh nguy hiểm.
5. Gây bệnh tim
Bệnh tim hay các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn và mạch máu là kẻ giết người số một ở nhiều nước trên thế giới, và đó là loại bệnh cuối cùng bạn muốn “dính” phải!
Các biến chứng của bệnh tim bao gồm: nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ và ngưng tim.
Một nghiên cứu công bố năm 2014 cho thấy những người tiêu thụ 17-21% calo từ đường có khả năng chết vì bệnh tim cao hơn 38% so với những người chỉ tiêu thụ 8% ca lo từ đường.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo không nên dùng quá 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày.
Để dễ hình dung, một lon nước ngọt thường chứa 8,75 muỗng cà phê đường – nhiều hơn giới hạn khuyến cáo, mặc dù chắc chắn đây không phải là lượng đường duy nhất bạn nạp vào cơ thể hàng ngày.
6. Tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường
Như đã đề cập ở trên, tiêu thụ nước ngọt có thể dẫn đến sự đề kháng insulin, sau đó thường tiến triển đến trục trặc về chuyển hóa năng lượng.
Nghiên cứu của trường Y tế công Harvard chỉ rõ mối liên hệ giữa đồ uống có đường và tốc độ phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Theo đó, nếu uống từ một đến hai thứ đồ uống có đường mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 26% so với những người chỉ uống mỗi tháng một lần. Còn nếu giảm xuống uống mỗi ngày một lần thì mức độ nguy cơ là 15%.
Nếu bị bệnh tiểu đường, bạn có nguy cơ phải hứng chịu những biến chứng như: bệnh tim và bệnh về mạch máu, dây thần kinh, thận, mắt, tổn thương chân, vấn đề thính giác, bệnh Alzheimer, tổn thương dây thần kinh ở bàn chân dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí phải cắt cụt chi.
7. Thức uống có đường có liên quan đến bệnh Alzheimer
Kháng insulin (triệu chứng phát triển từ việc hấp thụ nhiều đường) có mối liên kết rất chặt chẽ với bệnh Alzheimer (bây giờ còn thường được gọi với tên khác là bệnh tiểu đường loại 3 trong y học).
Một nghiên cứu của Nhật Bản kết luận rằng những người có bệnh tiểu đường loại 2 có gấp đôi nguy cơ dễ phát triển bệnh Alzheimer hoặc các chứng mất trí.
8. Loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng gây rối loạn não bộ nghiêm trọng
Chất ngọt nhân tạo Aspartame còn được biết đến dưới tên thương hiệu NutraSweet hay Equal, một thành phần trong loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng, có liên quan đến nhiều chứng rối loạn não khác nhau bao gồm động kinh, đa xơ cứng và u não.
9. Chất caramel tạo màu trong nước ngọt có chứa chất gây ung thư
Màu nâu hay màu caramel tạo nên hình ảnh quen thuộc cho các hãng nước ngọt có chứa 2 chất ô nhiễm gây ra ung thư ở động vật – 2-methylimidazole và 4-methylimidazole.
Một nghiên cứu tại Mỹ đã kết luận: “Có bằng chứng rõ nét về hoạt động gây ung thư ở loài chuột”
Năm 2011, luật Proposition 65 của California phán quyết rằng sẽ phải có một nhãn cảnh báo ung thư liên quan đến 4-methylimidazole trên mỗi lon nước ngọt bán tại bang này.
Kể từ đó, cả Coca-Cola và Pepsi đều tuyên bố đã chuyển sang sử dụng loại chất tạo màu không chứa 4-methylimidazole.
Tuy nhiên, thử nghiệm của Pepsi ngoài tiểu bang California đã chỉ ra rằng nó vẫn còn chứa hóa chất này ở mức không an toàn.
10. Hỏng răng
Các axit photphoric cản trở sự hấp thụ canxi và có thể dẫn đến chứng loãng xương – có thể tạo nên một cơn “ác mộng” cho răng.
Loại axit này có thể dẫn đến suy răng, thối răng, sâu răng và bệnh nướu răng.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nha khoa Tổng hợp chỉ ra những thiệt hại nước ngọt gây ra cho răng đôi khi còn tồi tệ hơn tác hại của thuốc kháng sinh.
11. Chứa chất kháng cháy có độc tính cao
Một số loại soda chứa chất chống cháy có độc tính cao. BVO, một thành phần của nước ngọt có thể gây rối loạn thần kinh, mất trí nhớ, tổn thương da.
12. Vỏ lon nước ngọt gây vô sinh
Lon nước ngọt thường được lót bằng BPA, một loại estrogen tổng hợp có liên quan đến bệnh tiểu đường, vô sinh và ung thư.
13. Tác dụng phụ của ngô biến đổi gien vẫn còn là một ẩn số
Hầu hết nước ngọt sản xuất ở Hoa Kỳ sử dụng đường si – rô bắp biến đổi gien (ngô) thay cho đường mía, vì nó rẻ hơn nhiều.
Trong khi chưa có bằng chứng rõ ràng về việc đường si – rô bắp không tốt bằng đường mía, cái mà tất cả chúng ta cùng lo lắng là gần 90% bắp trồng ở Hoa Kỳ được hình thành nhờ công nghệ biến đổi gen.
Đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ giữa thực phẩm biến đổi gen với tình trạng vô sinh, tăng trưởng khối u, phá hủy bộ máy tiêu hoá.
Để có thể chia tay nước ngọt
Đừng từ bỏ ngay lập tức. Thay vào đó, hãy cắt giảm một nửa và giảm dần dần mức tiêu thụ trong thời gian từ 2-4 tuần.
Hãy thử thay thế nước ngọt bằng một thức uống khác không chứa đường hay chất làm ngọt nhân tạo. Ví dụ, hãy thử trà thảo dược, nước khoáng vắt một miếng chanh tươi, hoặc một ly sữa để làm dịu cơn khát.
Lên kế hoạch “cạch” nước ngọt và bám sát lịch trìn đó, có thể giảm dần lượng nước ngọt chứ không “cai” một cách đột ngột.
- Giới thiệu tổng quan về nước uống đóng bình & đóng chai của WATER MAXX(13/11/2023)
- Giới thiệu tổng quan sản phẩm của Water Maxx(10/11/2023)
- Nước khoáng công nghệ - Nước vì sức khỏe(06/11/2023)
- Quy trình lọc xử lý nước - Water Maxx(19/06/2019)
- MỘT SỐ CHỈ TIÊU NƯỚC ĂN UỐNG CẦN QUAN TÂM(07/01/2019)
- PHÂN BIỆT NƯỚC KHOÁNG VÀ NƯỚC TINH KHIẾT(02/01/2019)
- NƯỚC PHÈN_ TÁC HẠI VÀ CÁCH XỬ LÝ(29/12/2018)
- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NƯỚC KIỀM VÀ CÁC LOẠI NƯỚC ĐÓNG CHAI(22/12/2018)
- 10 LỢI ÍCH CỦA NƯỚC KHOÁNG BẠN NÊN BIẾT(21/12/2018)
- NHỮNG KHOÁNG CHẤT ĐƯỢC TÌM THẤY TRONG NƯỚC MÁY(21/12/2018)
- TÁC HẠI CỦA NƯỚC CỨNG(15/12/2018)
- 16 LÝ DO TẠI SAO NƯỚC LẠI QUAN TRỌNG(15/12/2018)
- Những dấu hiệu cho thấy bạn chưa uống đủ nước(29/06/2018)
- Ứng dụng nhắc uống nước miễn phí cho các hệ điều hành(29/06/2018)
- Mỗi người uống bao nhiêu nước là đủ(29/06/2018)
- Uống nước đúng thời điểm giúp ngăn ngừa bệnh tim(29/06/2018)